Trang liên quan


KEEP CALM STUDY HARD AND BECOME A GOOD DOCTOR



Home » » CÁC BẤT THƯỜNG VỀ DI TRUYỀN HỌC TRONG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH TUỶ

CÁC BẤT THƯỜNG VỀ DI TRUYỀN HỌC TRONG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH TUỶ ThS. BS. Trương Thị Như Ý Hội chứng rối loạn sinh tuỷ là một nhóm b...

CÁC BẤT THƯỜNG VỀ DI TRUYỀN HỌC TRONG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH TUỶ

Written By Kim Anh Võ on Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019 | tháng 4 09, 2019

CÁC BẤT THƯỜNG VỀ DI TRUYỀN HỌC
TRONG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH TUỶ
ThS. BS. Trương Thị Như Ý
Hội chứng rối loạn sinh tuỷ là một nhóm bệnh lý ác tính của các dòng tế bào tạo máu trong tuỷ xương, đặc trưng bởi tình trạng sinh máu không hiệu lực, gây ra giảm sản hoặc loạn sản các dòng tế bào máu và có nguy cơ cao tiến triển thành lekeumia cấp dòng tuỷ (AML). Mặc dù được coi là một tình trạng bệnh lý tiền lekeumia với sự hình thành của các dòng tế bào gốc ác tính trong tuỷ xương, nhưng không phải tất cả các trường hợp rối loạn sinh tuỷ đều tiến triển thành lekeumia cấp.
Mặc dù hội chứng rối loạn sinh tuỷ được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái học, nhưng những phân tích về gen tế bào học tuỷ xương cũng có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho việc tiên lượng bệnh, khẳng định chẩn đoán trong những trường hợp các rối loạn về hình thái không rõ rệt, đồng thời mở rộng những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của bệnh. Phân tích những đặc điểm về di truyền học cho thấy, hội chứng rối loạn sinh tuỷ là một dạng bất thường đơn dòng của các tế bào sinh máu, đặc trưng bởi sự khiếm khuyết của quá trình trưởng thành tế bào và sự tăng sinh không có khả năng kiểm soát trong giai đoạn bệnh tiến triển.
1. Các bất thường nhiễm sắc thể trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ
Hội chứng rối loạn sinh tuỷ có liên quan với rất nhiều các bất thường về nhiễm sắc thể, gợi ý cơ chế mang tính phân tử của bệnh. Theo một số tác giả,với kỹ thuật phân tích nhiễm sắc thể thông thường có thể phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể trong khoảng 40-70% các trường hợp rối loạn sinh tuỷ tiên phát và khoảng 95% các trường hợp rối loạn sinh tuỷ thứ phát sau điều trị. Những bất thường nhiễm sắc thể dạng mất cân đối là điểm đặc trưng của hội chứng rối loạn sinh tuỷ, trong đó hay gặp nhất là mất đoạn hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể số 5 hoặc 7, ít gặp hơn là mất đoạn các nhiễm






Bảng 1: Phân loại hội chứng rối loạn sinh tuỷ của Tổ chức Y tế Thế giới7
Dưới nhóm bệnh

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm tuỷ

Thiếu máu dai dẳng (RA)

Thiếu máu
Tế bào non <1 %
Không có thể Auer
Monocyte <1 x 109/L
Loạn sản đơn thuần dòng hồng cầu
Tế bào non <5%
Tế bào sắt vòng <15%
Thiếu máu dai dẳng với tăng tế bào sắt vòng (RARS)

Thiếu máu
Không có tế bào non
Không có thể Auer
Monocyte <1 x 109/L
Loạn sản đơn thuần dòng hồng cầu
Tế bào non <5%
Tế bào sắt vòng ³15%
Giảm sản dai dẳng cùng với loạn sản đa dòng

Giảm 2 hoặc 3 dòng
Tế bào non <1 %
Không có thể Auer
Monocyte <1 x 109/L
Loạn sản ở ³ 10% tế bào của ³ 2 dòng tế bào tuỷ
Tế bào non <5%
Tế bào sắt vòng <15%
Giảm 3 dòng dai dẳng với loạn sản đa dòng và tế tế bào sắt vòng

Giảm 2 hoặc 3 dòng
Tế bào non <1 %
Không có thể Auer
Monocyte <1 x 109/L
Loạn sản ở ³ 10% tế bào của ³ 2 dòng tế bào tuỷ
Tế bào non <5%
Tế bào sắt vòng ³15%
Thiếu máu dai dẳng với tăng quá mức tế bào non 1 (RAEB 1)
Giảm 2 hoặc 3 dòng
Tế bào non < 5 %
Không có thể Auer
Monocyte <1 x 109/L
Loạn sản đơn hoặc đa dòng
Tế bào non 5% đến 9%
Không có thể Auer

Thiếu máu dai dẳng với tăng quá mức tế bào non 2 (RAEB 2)

Giảm 2 hoặc 3 dòng
Tế bào non > 5-19%
Có thể xuất hiện thể Auer
Monocyte <1 x 109/L
Loạn sản đơn hoặc đa dòng
Tế bào non 10%- 19%
Có thể xuất hiện thể Auer

HC rối loạn sinh tuỷ không phân loại

Giảm nhiều dòng
Tế bào non ít hoặc không có
Không có thể Auer
Loạn sản đơn dòng hạt hoặc mẫu tiểu cầu
Tế bào non <5%
Không có thể Auer
HC rối loạn sinh tuỷ liên quan với del(5q) đơn thuần

Thiếu máu; có thể giảm các dòng khác
Tế bào non <5%
Tiểu cầu bình thường hoặc tăng
Mẫu tiểu cầu nhân giảm phân thuỳ bình thường đến tăng
Tế bào non <5%
Không có thể Auer
del(5q) đơn thuần
sắc thể số 9, 11, 12, 13, 17 hoặc 20. Những bất thường này gặp trong hơn 90% trường hợp rối loạn sinh tuỷ thứ phát. Ngoài ra,người ta cũng đã tìm thấy các bất thường thừa nhiễm sắc thể như trisomy 8 hoặc 13 trong một số trường hợp. Nói chung, những bất thường nhiễm sắc thể kiểu mất đoạn gặp trong nhiều trường hợp rối loạn sinh tuỷ cho thấy, các gen ức chế u hoặc gen sửa chữa DNA có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý này.

Bảng 2: Chỉ định các kỹ thuật di truyền học trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ3 
Chỉ định
Các kỹ thuật cổ điển
FISH
Sàng lọc
Không
Không
Trong chẩn đoán


Tuỷ xương
Phát hiện mất đoạn 5q dự đoán đáp ứng với lenalidomide, FISH là cần thiết nếu các kỹ thuật cổ điển không phù hợp
Máu
Không cần thiết trừ khi bệnh nhân từ chối chọc tuỷ
Trong điều trị
 Tuỷ xương


Chỉ thực hiện trong các nghiên cứu lâm sàng


Chỉ thực hiện trong các nghiên cứu lâm sàng có sử dụng FISH để chẩn đoán
Sau ghép tế bào gốc
Tuỷ xương


Sau 3-6 tháng và sau đó khi có chỉ định

Có thể giúp đánh giá tính chimerisrn ở những cặp cho-nhận không cùng giới tính Hoặc để phát hiện sớm sự tái phát nếu FISH phát hiện các bất thường trước ghép
Máu

Không
Có thể giúp đánh giá không xâm nhập tính chimerisrn hoặc sự tái phát sớm sau ghép
Khi chuyển dạng leukemia


 Tuỷ xương
Không có vai trò rõ rệt
Những chuyển đoạn cân đối bao gồm t(6;9) và bất thường ở một số băng nhiễm sắc thể đặc hiệu như 11q23, 21q22 và 11q13 cũng đã được mô tả trong một số trường hợp. Theo một nghiên cứu của Roger Dansey, hội chứng rối loạn sinh tuỷ thứ phát chiếm 12.5% số bệnh nhân với bất thường 11q23 trên nền một bệnh máu ác tính thứ phát. Bộ nhiễm sắc thể đa hình thái cũng thường gặp, đặc biệt là trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ thứ phát và thường xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh khi tính bất ổn của gen tăng lên.Người ta cũng tìm thấy nhiều clone không liên quan với nhau trong khoảng 1-3% các trường hợp rối loạn sinh tuỷ tiên phát và 6,6% các trường hợp rối loạn sinh tuỷ thứ phát, đặc biệt là trong đa u tuỷ xương.
 
Hình 1: Một bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ với nhiều bất thường NST
Các phân tích bằng kỹ thuật nhuộm FISH ở những bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ có del(7q) cho thấy, các đoạn gen bị mất có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau, điều này cho thấy, mất bất kỳ một gen nào trong một số gen nằm trên nhánh 7q cũng có thể góp phần gây ra hội chứng rối loạn sinh tuỷ. Ngoài ra, trong một số trường hợp mất đoạn 5q hoặc 7q, phần nhiễm sắc thể bị thiếu hụt thực ra đã bị chuyển đoạn.
Việc phát hiện bệnh tồn dư tối thiểu là một vấn đề lâm sàng rất quan trọng trong xử trí hội chứng rối loạn sinh tuỷ.Kỹ thuật nhuộm FISH, do có độ nhạy cao hơn các kỹ thuật nhuộm băng kinh điển, rất có giá trị trong việc phát




Bảng 3: Những bất thường nhiễm sắc thể trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ và hậu quả3 
Hình thái bất thường
Hậu quả
Vai trò trong hội chứng                            rối loạn sinh tuỷ
Del(20q), del(5q) đơn thuần, -Y, hoặc bình thường

Không rõ
Điểm tiên lượng tốt; del(5q31,l) liên quan với hội chứng 5q- đặc hiệu(nữ giới, mẫu tiểu cầu nhỏ, tăng tiểu cầu)
Nhiễm sắc thể phức tạp,
Bất thường của NST số 7
Không rõ
Điểm tiên lượng thuộc nhóm nguy cơ cao
Cácbất thường nhiễm sắc thể khác không thuộc những nhóm bất thường kể  trên
Không rõ
Điểm tiên lượng thuộc nhóm nguy cơ trung bình
Trtsomy 8
Không rõ
Tăng nguy cơ chuyển dạng leukemia, thường ở nam giới, loét miệng
Bất thường NST 1q, 3q21 và 11q23

Chuyển đoạn 3q2l liên quan với sự trình diện quá mức của gen MDS1/EV11, chuyển đoạn 11q23 xắp xếp lại gen MLL
Giảm thời gian sống
Del(12p)
Không rõ; gen ETV6 ở 12pl3 thường nằm trong chuyển đoạn ở khu vực này và thường kín đáo hoặc liên quan với mất đoạn
Tiên lượng tương đối lành tính
t(8;21)(q22;q22)> inv(16)(p13q22) hoặc t(l6;16)(pl3;q22),và t(15;17)(q22;ql2)
Sắp xếp lại khả năng sinh leukemia của các yếu tố gắn nhân liên quan đến sự điều hoà quá trình sao chép
WHO phân loại những trường hợp này vào nhóm AML
Isodicentric X
Không rõ; ABCB7 ở Xq|2-l 3 đóng vai trò quan trọng trong cân bằng sắt nội mô
Tích luỹ sắt ở những phụ nữ lớn tuổi
t(3;3)(q2l;q26) hoặc inv(3)(q21q26.2)

Xắp xếp lại gen MDS1/EV11ở 3q26 trong nhiều trường hợp;
GATA2 ở 3q21 tăng trình diện trong một số trường hợp
Tăng tiểu cầu kèm theo loạn sản mẫu tiểu cầu
Đẳng NST (17q) đơn thuần
Không rõ
Đôi khi có tăng sinh tuỷ; chuyển dạng nhanh thành leukemia và đáp ứng kém với điều trị
Xắp xếp lại 5q33 như t(5;12)(q33;pl3)
Kích hoạt các tiểu đơn vị PDGFR-p; TEL 12p 13 là một kiểu liên hợp thường gặp, nhưng những kiểu khác cũng được mô tả
CMML với tăng BC ái toan máu đáp ứng tốt với imatinib hoặc các chất ức chế PDGF khác; có đặc điểm của hội chứng giao thoa giữa rối loạn tăng sinh /loạn sinh tuỷ,  xắp xếp lại tiểu đơn vị PDGFR-a
Tất cả các bất thường ở kỹ giữa
Chỉ điểm của sự phân dòng
Tiên lượng tồi hơn những trường hợp với kỹ giữa bất thường xen lẫn bình thường
hiện vấn đề này. Trong một nghiên cứu sử dụng kỹ thuật FISH để phát hiện bệnh tồn dư tối thiểu ở 28 bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ hoặc leukemia cấp dòng tuỷ đã lui bệnh hoàn toàn sau hoá trị liệu tấn công, bệnh tồn dư tối
thiểu được tìm thấy ở 11/12 bệnh nhân với trisomy 8, 10/10 bệnh nhân với  monosomy 7 và cả 6 bệnh nhân với các bất thường về gen tế bào học khác.
Nhuộm FISH với các dòng tế bào khác nhau ở những bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ với trisomy 8 tìm thấy các bất thường về gen tế bào học ở dòng hạt trưởng thành, dòng mono và  các hồng cầu non nhưng không có ở dòng lympho. Phân tích các tế bào tiền thân sinh máu ở các bệnh nhân này (được lựa chọn trước bằng kỹ thuật FACS) với kỹ thuật nhuộm FISH, người ta phát hiện được trisomy 8 ở các tế bào CD34+CD33+ đầu dòng hạt hồng cầu - đại thực bào - tiểu cầu, nhưng không tìm thấy ở các tế bào gốc đa năng CD34+Thy1+. Tất cả các tế bào thuộc dòng lympho đơn thuần, dù non hay trưởng thành, đều không gặp các bất thường này. Những kết quả nghiên cứu này khẳng định rằng, hội chứng rối loạn sinh tuỷ phát sinh từ những tế bào tiền thân không có khả năng sản xuất ra các tế bào thuộc dòng lympho.
Tỷ lệ xuất hiện các bất thường về nhiễm sắc thể phụ thuộc vào mức độ bệnh trên lâm sàng (số dòng tế bào bị ảnh hưởng, mức độ giảm tế bào máu ngoại vi, tỷ lệ tế bào non trong tuỷ). Nói chung, những bất thường này thường xuất hiện trong thiếu máu dai dẳng tỷ lệ lớn tế bào non trong tuỷ. Trong quá trình bệnh tiến triển, đặc biệt khi đã chuyển dạng thành leukemia, một số bất thường nhiễm sắc thể mới có thể sẽ phát sinh.
Một số bất thường nhiễm sắc thể liên quan đặc trưng với những biểu hiện về lâm sàng và huyết học. Ví dụ, mất đoạn cánh dài của nhiễm sắc thể số 5 xảy ra đơn lẻ (hội chứng 5q-) có liên quan với thiếu máu hồng cầu to ở những phụ nữ lớn tuổi và ít có nguy cơ chuyển dạng thành leukemia, mất cánh ngắn của nhiễm sắc thể số 17 được tìm thấy trong những trường hợp bệnh tiến triển nhanh, thường kháng thuốc và thời gian sống rất ngắn.
2. Các đột biến gen trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ
Sau tổn thương ban đầu của các tế bào tiền thân sinh máu do các chất độc hoặc các đột biến tự phát, một vài thay đổi sau đó gây những tác động xa hơn đến sự phát triển của các tế bào này. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến sự trình diện của các gen liên quan đến quá trình phân bào, các yếu tố phát triển cũng như các gen ức chế u.
Sự xuất hiện của đột biến RAS được ghi nhận trong 3 - 50% các bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ. Trong một nghiên cứu trên 75 bệnh nhân, đột biến này được tìm thấy ở máu ngoại vi và tuỷ xương của 36 người (48%), với tần xuất cao nhất trong bệnh CMML. Những trường hợp này thường có tiên lượng xấu với nhiều khả năng chuyển dạng thành leukemia.
Đột biến ở gen ức chế u p53 cũng được ghi nhận trong khoảng 10% các bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ, đa số bệnh nhân này có các bất thường nhiễm sắc thể khác kèm theo, hay gặp nhất là ở các nhiễm sắc thể số 5 và 7. Đã có một số báo cáo mô tả những nhóm bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ với del(17p), đột biến gen p53, và những thay đổi hình thái rõ rệt về hình thái học của tuỷ xương. Đột biến của gen p53 có thể giúp chẩn đoán phân biệt giữa thiếu máu bất sản tuỷ với hội chứng rối loạn sinh tuỷ có giảm sinh tuỷ xương, vì đột biến này có thể gặp trong 50-60% các trường hợp RA có giảm sinh tuỷ nhưng không gặp trong thiếu máu bất sản tuỷ. Tính đa hình ở một số gen có liên quan với sự tăng nguy cơ mắc các bệnh ác tính. Benzene, một chất có nhiều khả năng sinh leukemia, bị bất hoạt một phần bởi enzyme quinone reductase, enzyme này được mã hoá bởi gen NQO1, một gen có tính đa hình. Khi gen này bị đột biến do bị thay thế một amino acid đơn lẻ, hoạt tính của enzyme  NQO1 sẽ bị bất hoạt hoàn toàn ở những cá thể đồng hợp tử và bất hoạt một phần ở những cá thể dị hợp tử. Tần xuất của tính đa hình gen trong những cộng đồng dân cư khác nhau khoảng 2 - 5%. Trong một nghiên cứu 45 bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ với bất thường nhiễm sắc thể số 5 hoặc 7, 16% có đột biến gen đồng hợp tử, kết quả này gợi ý mối quan hệ giữa tính đa hình và sự tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn sinh tuỷ hoặc AML.
Gen điều hoà phát triển p15INK4b ức chế sự tiến triển của pha G1 và bị tác động bởi  yếu tố phát triển chuyển dạng bêta (TGF b), gen này có thể bị bất hoạt bởi quá trình methyl hoá. Sự xuất hiện quá trình methyl hoá này tương hợp rõ rệt với sự tiến triển bệnh của hội chứng rối loạn sinh tuỷ. Trong một nghiên cứu trên 53 bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ, sự methyl hoá chỉ quan sát thấy ở những trường hợp có số lượng  tế bào non trong tuỷ trên 10% và gặp trong tất cả những trường hợp đã chuyển dạng leukemia. Như vậy, sự bất hoạt các gen do quá trình methyl hoá có thể là một sự kiện muộn trong diễn biến của hội chứng rối loạn sinh tuỷ.
Protein hDMP1 là một chất điều hoà chu kỳ phân bào, nó làm ngừng quá trình phân bào trong pha G1, gen hDMP1 được phát hiện bằng kỹ thuật nhuộm FISH trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 7. Trong một nghiên cứu trên 9 bệnh nhân với các bất thường trên 7p, cả 9 trường hợp đều có một thiếu hụt alen ở các tế bào non.
Tăng quá trình apoptosis trong tuỷ xương cũng là một nguyên nhân góp phần làm giảm sinh máu trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ. Ở những bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ có nguy cơ thấp, hoạt tính của men caspase 1 và 3 tăng lên ở các tế bào trong tuỷ xương. Trong giai đoạn sớm của hội chứng rối loạn sinh tuỷ, rõ ràng có sự tăng lên của quá trình apoptosis so với quá trình tăng sinh, tuy vậy, cơ chế của hiện tượng này còn chưa được hiểu rõ. 
3. Áp dụng các phân tích về di truyền học trong tiên lượng bệnh
Năm 1997, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một hệ thống tính điểm giúp cho việc tiên lượng thời gian sống cũng như nguy cơ chuyển dạng thành leukemia của hội chứng rối loạn sinh tuỷ, dựa vào sự xuất hiện của các bất
















Bảng 4: Những đột bién gen trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ và hậu quả 3
Điểm đột biến
Hậu quả
Vai trò trong hội chứng
rối loạn sinh tuỷ
TP53
Đột biến gây mất chức năng của p53, một gen điều hoà chu kỳ phân bào, đặc biệt quá trình chuyển từ GO đến G1
Xảy ra trong 5-10% BN rối loạn sinh tuỷ, thể thứ phát thường gặp hơn, có nguy cơ tiến triển thành AL (TB gốc biệt hoá ít CD34)
NRAS
Kích hoạt các gen sinh u bằng cách kìm hãm chu kỳ GTP, từ đó tạo ra các tín hiệu phát triển không được kiểm soát.
Đột biến Codon 12 thường gặp nhất trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ  (10%-15% các trường hợp); thường liên quan đến sự tiến triển thành AML
FLT3
Sự nhân đôi đồng thời ở bên trong của khu vực gần màng hoặc những đột biến điểm tạo ra các tín hiệu phát triển không được kiểm soát.
Được tìm thấy trong khoảng 10% các trường hợp rối loạn sinh tuỷ; thường liên quan đến sự tiến triển thành AML
RUNX1/AML1
Những đột biến điểm này làm mất khả năng hoạt hoá yếu tố gắn nhân cơ bản RUNXI và do đó làm thay đổi sự trình diện gen
Đến nay, đây là đột biến điểm được mô tả nhiều nhất trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ (25%); liên quan với nguy cơ cao chuyển dạng thành AML, tiền sử tiếp xúc với tia xạ, và các bất thường nhiễm sắc thể số 7
c-FMS
Các đột biến này hoạt hoá receptor cho CSF-1, một cytokine kiểm soát sự sản xuất, biệt hoá và chức năng của đơn bào-đại thực bào
Có thể liên quan với CMML
PTPN11
Những đột biến này làm thay đổi chức năng của SHP2, từ đó gây những ảnh hưởng khác nhau đối với quá trình truyền tin trong tế bào bao gồm sự điều chỉnh quá trình phosphoryl hoá PDGFR và hoạt tính STAT
Có thể liên quan với CMML hoặc các rối loạn sinh tuỷ khác, thường liên quan với JMML
ATRX
Đột biến điểm này gây mất chức năng của phức hợp đa protein ATRX, hậu quả làm thay đổi sự trình diện gen, bao gồm điều hoà (-) cụm a globin
a-thalassemia mắc phải; không có ảnh hưởng rõ rệt đối với khả năng tăng sinh của đơn dòng thalassemia
AML = acute myeloid leukemia; ATRX = a - thalassemia mental retardation X-linked; c-FMS = McDonough feline sarcoma vims oncogene homolog; CMML = chronic myelomonocytic leukemia; FLT3 = fms-related tyrosine kinase 3; GTP = guanosine triphosphate; JMML - juvenile myelomonocytic leukemia; NRAS = neuroblastoma viral rat sarcoma oncogene homolog; PDGFR = platelet-derived growth factor receptor; PTPN 11 = protein tyrosine phosphatase, nonreceptor type 11; RUNX1= runt-related transcription factor 1; SHP2 = SH2 domain-containing protein tyrosine phosphatase 2; STAT = signal transducer and activator of transcription; TP53 ~ tumor protein p53;
thường về di truyền học cùng với các yếu tố khác là phần trăm tế bào non bất thường trong tuỷ xương và số dòng máu ngoại vi bị giảm số lượng (bảng 5).
Bảng 5: Bảng tính điểm tiên lượng hội chứng rối loạn sinh tuỷ 7
Yếu tố
tiên lượng
Số điểm
0
0,5
1
1,5
2
Tế bào non trong tuỷ xương
< 5
5 - 10

11- 20
21- 30
Nhiễm sắc thể
Tốt- bình thường, mất Y hoặc del (5q) hoặc del (20q) đơn thuần,
Trung gian- tất cả các nhiễm sắc thể không thuộc nhóm tốt hoặc tồi
Tồi- bất thường NST số 7 hoặc nhiễm sắc thể phức tạp


Giảm tế bào máu ngoại vi
0 hoặc 1
2 hoặc 3



Điểm tiên lượng được tính bằng tổng điểm của 3 yếu tố, dựa vào điểm tiên lượng này, các bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ được chia thành nhóm có nguy cơ cao với thời gian sống trung bình 0.4 năm, 2 nhóm nguy cơ trung bình với thời gian sống từ 1,2 -3,5 năm và một nhóm nguy cơ thấp  với thời gian sống trung bình 5.7 năm4,7. (bảng 6)
Dựa vào bất thường nhiễm sắc thể, các bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ được chia làm 3 nhóm nguy cơ với tiên lượng khác nhau: nhóm có tiên lượng tồi (bao gồm các bất thường của nhiễm sắc thể số 7 hoặc nhiễm sắc thể đa hình thái với 3 bất thường đơn dòng), nhóm có tiên lượng tốt (bao gồm nhiễm sắc thể bình thường, del(5q) đơn thuần, del(20q) đơn thuần hoặc mất nhiễm sắc thể Y), và nhóm có tiên lượng trung bình (tất cả các bất thường nhiễm sắc thể khác không thuộc 2 nhóm trên). Thời gian sống trung bình của các nhóm này tương ứng là 0.8 năm (nhóm tiên lượng tồi), 2.4 năm (nhóm tiên lượng trung bình), và 3.8 năm (nhóm tiên lượng tốt)3,4,7. Hệ thống tính điểm tiên lượng này một công cụ rất quan trọng trên lâm sàng, có giá trị tiên lượng cả đáp ứng với điều trị chuẩn và ghép tế bào gốc. Theo kết quả một nghiên cứu, những bệnh nhân với bất thường nhiễm sắc thể thuộc nhóm tiên lượng tồi có nguy cơ tái phát sau ghép tế bào gốc cao gấp 3.5 lần so với nhóm có tiên lượng tốt. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy với hoá trị liệu chống leukemia3.
Bảng 6: Đánh giá nguy cơ dựa vào điểm tiên lượng 4,7
Mức nguy cơ
Tổng số điểm
Thời gian sống TB (năm)
Thời gian sống TB với BN£ 60 tuổi (năm)
Thời gian sống TB với BN> 60 tuổi (năm)
Thời gian TB chuyển dạng leukemia (năm)
Thấp
0
5,7
11,8
4,8
9,4
Trung bình 1
0,5-1
3,5
5,2
2,7
3,3
Trung bình 2
1,5-2
1,2
1,8
1,1
1.1
Cao
³ 2,5
0,4
0,3
0,5
0,2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lindberg E. H., Willman C., Barrett A. J., et al. Achievements in Understanding and Treatment of Myelodysplastic Syndromes. Hematology, 2000, 110-132
2. Dansey R. Myelodysplasia. Curr Opin Oncol, 2000, 12(1), 13-21
3.  Steensma D. P., List A. F. Genetic Testing in the Myelodysplastic Syndromes: Molecular Insights Into Hematologic Diversity. Mayo Clin Proc, 2005, 80(5), 681-698
4. HofmannW., Lỹbbert M., Hoelzer D.,  et al. Myelodysplastic syndromes. The Hematology Journal, 2004, 5, 1-8.
5. List A. F., Vardiman J., Issa J. J., et al. Myelodysplastic Syndromes. Hematology, 2004, 297-317
6. Kouides P. A., Bennett J. M. Understanding the Myelodysplastic Syndromes. The Oncologist, 1997, 2 ,6 , 389–401.
7. Steensma D.P., Bennett J.M. The Myelodysplastic Syndromes: Diagnosis and Treatment. Mayo Clin Proc, 2006, 81, 5, 104 – 130.



SHARE

About Kim Anh Võ

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Nhận xét