Trang liên quan


KEEP CALM STUDY HARD AND BECOME A GOOD DOCTOR



Home » , , » Anatomy and histology of stomach (Giải phẫu và mô học của dạ dày)

1. Anatomy Phân khu ổ bụng ( Abdomen regions) Đối chiếu lên thành bụng, dạ dày thuộc các vùng thượng vị ( Epigastrium), hạ sườn trá...

Anatomy and histology of stomach (Giải phẫu và mô học của dạ dày)

Written By Kim Anh Võ on Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019 | tháng 10 26, 2019

1. Anatomy

Phân khu ổ bụng ( Abdomen regions)

Đối chiếu lên thành bụng, dạ dày thuộc các vùng thượng vị ( Epigastrium), hạ sườn trái (Hypochodrium) và rốn (Umbilical)

Chia 4 vùng:
    - Tâm vị: Cardia    là điểm nối thực quản ( esophagus) với dạ dày
    - Đáy vị: Fundus
    - Thân vị: Corpus
    - Môn vị: Pylorus nối dạ dày và tá tràng ( duodenum) qua cơ thắt môn vị (pyloric sphincter)
Mặt ngoài lồi của dạ dày tên là bờ cong lớn ( greater curvature) 
Mắt trong lõm tên là bờ cong nhỏ (lesser curvature)


Có 3 lớp cơ ( muscularis externa):
    - Cơ dọc: Longitudinal layer
    - Cơ vòng: Circular layer
    - Cơ chéo: Oblique layer
Trong khoang dạ dày (lumen), có các nếp gấp niêm mạc ( rugae of mucosa)





Thành dạ dày có 4 tầng :
     - Tầng niêm mạc ( Mucosa): có 3 lớp:
          + Lớp Biểu mô ( surface epithelium)
          + Lớp Đệm ( Lamina propria)
          + Lớp cơ niêm ( Muscularis mucosae)
     - Tầng dưới niêm ( Submucosa): là lớp mô liên kết, chứa mạch máu, mạch bạch huyết, thần kinh (blood vessels, lymphatic and submucosal plexus). Giữa tầng cơ và tầng dưới niêm có đám rối thần kinh dưới niêm (Meissner) chi phối tiết dịch
     - Tầng cơ: như đã nói ở trên, giữa lớp cơ vòng và lớp có dọc có đám rối thần kinh cơ (Aeubach) chi phối co bóp
     - Thanh mạc (Serosa)


2. Histology:




- Bề mặt dạ dày được lát bằng một lớp tế bào biểu mô hình trụ bài tiết chất nhầy và dịch kiềm giàu bicarbonat MSC (mucus surface cell).
- Kế đến, trong tầng niêm mạc dạ dày, có rất nhiều tuyến:
      + Tuyến acid: nằm ở đáy vị và thân vị,  gồm 3 tế bào: 
               * Tế bào cổ tuyến MNC ( mucus neck cell) tiết chất nhầy nằm ở cổ của tuyến
               * Tế bào thành PC (parietal cell hay oxyntic cell)  tiết HCl và yếu tố nội tại IF ( intrinsic factor)
               * Tế bào chính CC ( Chief cell hay còn gọi là peptic cell) còn gọi là tế bào Zymogen tiết pepsinogen và lipase dạ dày
               * Tế bào gốc (stem cell): phân bào mạnh, biệt hóa thành các loại tế bào tuyến. Do vậy, toàn bộ tế bào nhầy được thay thế trong vòng 2-3 ngày, tế bào thành và tế bào chính được thay thế sau 10-14 ngày
+ Tuyến môn vị : nằm ở hang môn vị, gồm các tế bào:
       * Tế bào nhày tiết chất nhầy
       * Tế bào G tiết gastrin
       * Tế bào nội tiết (enteroendocrine cell) gồm:
              + Tế  bào ưa crôm ECL (enterochromaffin-like) bài tiết histamin, 
              + Tế bào D sản xuất somatostatin ức chế tiết HCl khi đã đủ hay quá thừa
Các tuyến tâm vị khu trú ở niêm mạc tâm vị bài tiết chất nhầy.
** Thân vị chủ yếu là ngoại tiết, hang vị chủ yếu là nội tiết.
Yếu tố nội tại giúp cơ thể của con người hấp thụ vitamin B12 ở hỗng tràng (illeum). Nếu thiếu yếu tố này người ta bị bệnh thiếu máu ác tính (pernicious anemia).
Ngoài ra, còn có tế bào tiết chất nhầy bề mặt MSC (mucus surface cell)



 Tài liệu tham khảo
https://courses.lumenlearning.com/suny-ap2/chapter/the-stomach/
https://yhoctructuyen.com/sinhly/lesson/11_Tieuhoa/08_11_Tieuhoa.html
Sách Sinh lý học ĐH Y dược TpHCM
SHARE

About Kim Anh Võ

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Nhận xét